Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013

Chất độc, chất cấm tràn lan trong thực phẩm nuôi trồng

Xử phạt nghiêm việc sử dụng chất tạo nạc cho lợn
Sáng nay, 22 - 3, tại cổng thông tin điện tử Chính phủ, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát đối thoại trực tuyến với nhân dân.
Trước những câu hỏi của người dân liên quan đến vụ phát hiện chất tạo nạc trong thịt lợn, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết, việc một số người lén lút sử dụng chất cấm trong chăn nuôi để kiếm lợi nhưng làm hại đến sức khỏe của nhiều người khác là hành vi phải lên án.
"Chúng tôi kêu gọi bà con chăn nuôi không sử dụng chất cấm, đồng thời đề nghị bà con giúp các cơ quan chức năng phát hiện và tẩy chay những người buôn bán, sử dụng chất cấm độc hại này" - Bộ trưởng Cao Đức Phát nói.
Bộ trưởng Bộ NNPTNT cũng cho biết, Nhà nước đang phối hợp với các cơ quan chức năng, đặc biệt một số địa phương có nhiều người sử dụng chất cấm như Đồng Nai, Bà Rịa - Tũng Tàu để tăng cường việc kiểm soát.
Bộ trưởng yêu cầu các cơ quan chức năng xử lý một cách nghiêm khắc nhất những người cố tình vi phạm theo đúng quy định của luật pháp.
Rau sạch hà nội
Người tiêu dùng đang quay lưng với thịt lợn khi thông tin chất tạo nạc được công bố.
Về vấn đề nhiều thương lái ép giá mua thịt lợn rẻ, người tiêu dùng quay lưng với thịt lợn khi có thông tin về chất tạo nạc, Bộ trưởng Cao Đức Phát chia sẻ những khó khăn của người chăn nuôi.
Ông đồng thời cho biết: "Chúng tôi đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của Bộ phối hợp các bộ, ngành liên quan, đặc biệt với địa phương, làm rõ tình hình, công bố để nhân dân biết rõ việc vi phạm này xảy ra ở khu vực nào, tại trại chăn nuôi nào để nhân dân biết và tránh; tạo điều kiện cho những khu vực, những người chăn nuôi làm ăn đứng đắn, nghiêm túc có thể sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm một cách thuận lợi".
"Do giá thịt lợn giảm chủ yếu liên quan đến niềm tin của người tiêu dùng, nên biện pháp trước mắt là phải làm rõ tình hình, thông báo rõ địa phương nào, cơ sở nào có vấn đề, những nơi nào không sử dụng chất cấm, để nhân dân có thể yên tâm sử dụng. Tôi tin rằng, những biện pháp đó sẽ giúp phục hồi lại thị trường và giá cả cho người chăn nuôi" - Bộ trưởng Cao Đức Phát nói.
Tràn lan chất cấm, chất độc trong sản phẩm nuôi trồng
Nhiều người dân gửi câu hỏi, lo ngại trước thực tế nhiều mặt hàng của ngành nông nghiệp, lương thực, rau quả, thủy, hải sản nhiễm chất độc, chất bảo quản, thuốc bảo vệ thực vật, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết, kiểm soát chất lượng các loại nông sản, thực phẩm là vấn đề lớn, đang được cả xã hội quan tâm.
Rau sạch hà nội
Người tiêu dùng cũng rất lo lắng về chất lượng rau quả.
"Ý thức được vấn đề này, Bộ đã nỗ lực từ nhiều năm nay để thực hiện nhiệm vụ mà Nhà nước giao, đặc biệt là thực hiện Luật An toàn vệ sinh thực phẩm mới được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ năm 2011".
Bộ trưởng cũng cho biết, ngoài việc cố gắng xây dựng và ban hành nhiều văn bản luật pháp làm cơ sở pháp lý để địa phương triển khai thực hiện, Bộ cũng tăng cường quản lý nhập khẩu nông sản từ nước ngoài vào Việt Nam.
"Chúng tôi đang nỗ lực xây dựng bộ máy có hiệu lực, hiệu quả hơn để triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao trên phạm vi rất rộng. Trong khả năng của mình, chúng tôi đang cùng địa phương hướng dẫn, kiểm tra, giám sát trên phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên, công việc vẫn còn rất nhiều và cần phải nỗ lực cao hơn nữa để đáp ứng mong đợi của nhân dân" - Bộ trưởng chia sẻ.
Rau sạch hà nội
Nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật khiến rau, quả bị nhiễm độc.
Về vấn đề thuốc bảo vệ thực vật, Bộ trưởng thừa nhận, chúng ta đang sử dụng nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật cho nhiều loại giống cây trồng.
Bộ trưởng cũng nêu rõ, đang chỉ đạo cơ quan chuyên môn rà soát danh sách những loại thuốc sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi gia súc để không ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản; đồng thời thực hiện nhiều biện pháp tăng cường quản lý các loại vật tư, trong đó có thuốc bảo vệ thực vật lưu hành trên thị trường, hướng dẫn bà con nông ngư dân sử dụng một cách có hiệu quả.
Trước thông tin xảy ra hiện tượng nhân viên kiểm dịch đi đóng dấu chứng nhận cho gia cầm đã giết mổ tại các quầy bán lẻ, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng, hành vi đó là sai quy định, đồng thời yêu cầu tất cả các địa phương rà soát, chấn chỉnh các hoạt động của cơ quan thú y có liên quan đến việc kiểm dịch, giết mổ.
Tăng cường giúp đỡ ngư dân bám biển
Ông Nguyễn Văn Thụ ở Quảng Ngãi hỏi: Đánh bắt xa bờ mang lại nguồn lợi kinh tế khá lớn, nhưng trước thực trạng an ninh trên biển cũng như giá xăng dầu tăng hiện nay, việc bám biển đang là thách thức với ngư dân.
Xin Bộ trưởng cho biết, sắp tới, Bộ có những biện pháp, chương trình gì để giúp ngư dân bám biển cũng như việc bảo quản sau thu hoạch tốt để nâng cao giá trị kinh tế từ hải sản thu về?
Bộ trưởng Cao Đức Phát: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng chương trình hiện đại hóa tàu cá để giúp ngư dân có phương tiện đánh bắt đạt hiệu quả cao hơn. Đồng thời, phổ biến, hỗ trợ ngư dân áp dụng phương tiện bảo quản hải sản, vì nếu không bảo quản tốt sau những chuyến đi biển dài ngày, giá hải sản có thể giảm rất nhiều, có lúc tới 30%.
Trước mắt, chúng tôi đang triển khai thực hiện những chính sách mà Chính phủ đã ban hành, trong đó có chính sách hỗ trợ cho ngư dân đánh bắt xa bờ, hướng dẫn và hỗ trợ ngư dân xây dựng tổ đội đoàn kết, tiếp tục nỗ lực chuyển giao khoa học kỹ thuật cho ngư dân, tăng cường tính hiệu quả của công tác dự báo và phổ biến về ngư trường.
Rau sạch hà nội
Ngư dân sẽ được hỗ trợ, bảo vệ trong thời gian tới.
Độc giả Nguyễn Văn Dũng tại Thanh xuân, Hà Nội: Tôi được biết Thủ tướng vừa giao Bộ chủ trì soạn thảo đề án kiểm ngư. Vậy Bộ trưởng có thể cho biết nội dung của đề án như thế nào, lực lượng kiểm ngư là gì, được bố trí trang ra sao, mục đích hoạt động?
Trong tình hình vùng biển nước ta đang có nhiều diễn biến phức tạp, ngư dân gặp nhiều khó khăn khi liên tục bị bắt bớ, đòi tiền chuộc, lực lượng kiểm ngư liệu có đủ năng lực để bảo vệ ngư dân hay không?
Bộ trưởng Cao Đức Phát: Đúng là hiện nay chúng tôi đã soạn thảo và trình lên Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quôc hội về đề án thành lập lực lượng kiểm ngư.
Nước ta có vùng biển rộng tới một triệu km2, Bộ NN&PTNN được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với nguồn lợi hải sản trên vùng biển đó. Vì vậy, cần có lực lượng để đảm bảo thực thi các quy định của luật pháp nước ta trên vùng biển đối với các loại hải sản và đó cũng là nhiệm vụ số một của lực lượng kiểm ngư mà chúng tôi đang đề xuất để thành lập.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần có lực lượng để phối hợp với các lực lượng khác trên biển khi hướng dẫn và hỗ trợ ngư dân trong hoàn cảnh khó khăn, nhất là trong điều kiện thiên tai.
Còn việc giải quyết các tình huống tranh chấp giữa các nước, lực lượng kiểm ngư cũng có trách nhiệm tham gia.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét