sáng và khỏe

Tận hưởng hương vi cuộc sống cùng rau sạch hà nội.

rau

ăn ngon ngủ khỏe sống thoải mái.

Sạch và tươi mát

Rau sạch hà nội luôn đồng hành cùng bạn.

Tươi như cuộc sống của bạn

Cho bạn cuộc sống đẹp.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Hai, 21 tháng 4, 2014

Hơn 1 năm nay, các sản phẩm rau an toàn ở siêu thị Le’s Mart, Minh Hoa, Citimart,… đều nhập mặt hàng rau củ quả từ Công ty TNHH sản xuất tiêu thụ rau an toàn số 5 Thôn Đầm (địa chỉ tại xã Vân Nội, Đông Anh, Hà Nội).

Tuy nhiên, theo tìm hiểu của PV báo Đất Việt, phần lớn các mặt hàng “rau an toàn, rau sạch Hanoi ” này đều là những rau củ quả không rõ nguồn gốc, được Công ty TNHH sản xuất tiêu thụ rau an toàn số 5 Thôn Đầm mua từ các chợ đầu mối trên địa bàn Hà Nội sau đó mang về đóng gói, dán tem giả làm rau củ quả được trồng tại xã Vân Nội.


Điều bất ngờ là công đoạn này diễn ra ngay trên chiếc xe ôtô 16 chỗ và chỉ mất khoảng 5 phút. Sau đó các sản phẩm này tuồn vào trong siêu thị dưới nhãn mác rau an toàn và bán với giá trên trời. Người tiêu dùng đã bị lừa trong thời gian dài mà không hề biết thực phẩm mình đang tin tưởng thực chất có nguy cơ gây hại rất cao.

Được quyền tự nhận rau an toàn

Theo tìm hiểu, Công ty TNHH sản xuất tiêu thụ rau an toàn số 5 Thôn Đầm do người phụ nữ tên là Trần Thị Vui làm giám đốc nhưng thực chất người điều hành hoạt động lại là người thanh niên tên Nguyễn Hưng Bình. Ngoài Bình còn có hai người cùng trợ giúp việc nhập và xuất mặt hàng rau củ quả cho công ty này là bà Hiền – mẹ vợ Bình và Dương – vợ Bình.

Cơ sở này hàng ngày đều lấy rau không rõ nguồn gốc ở các chợ đầu mối, sau đó đem cung cấp cho các siêu thị lớn ở Hà Nội dưới dạng rau an toàn, được trồng ở xã Vân Nội. Trong đó đáng chú ý là siêu thị Minh Hoa (có 2 cơ sở ở 174 Thái Hà và 14 Đặng Tiến Đông), siêu thị Le’s Mart (có 3 cơ sở ở Bà Triệu, KĐT Văn Quán, Mỹ Đình) và siêu thị Citimart (tòa nhà Indochina số 239 Cầu Giấy)…

Rau sạch Hà nội, hợp tac xã sản xuất rau sạch ha nọi
Người tiêu dùng đã bị lừa trong thời gian dài mà không hề biết thực phẩm mình đang tin tưởng thực chất có nguy cơ gây hại rất cao (ảnh minh họa)

Chúng tôi tìm đến công ty của Bình để tìm hiểu về việc cung ứng rau cho các siêu thị lớn ngoài Hà Nội, tuy nhiên những người dân ở xã Vân Nội đều cho biết, trên địa bàn có rất nhiều công ty cung ứng rau củ quả an toàn đi khắp cả nước.

Ở đây không có một công ty nào treo bảng hiệu mà chỉ liên danh với Hợp tác xã Sản xuất rau an toàn Vân Nội để hợp thức hóa giấy tờ, thủ tục kinh doanh. Trụ sở của các công ty này thực chất chỉ là những nhà dân và nhân viên công ty là các thành viên trong một gia đình (vừa là giám đốc, kiêm luôn nhân viên – PV).

Để chứng minh công ty của mình đều xuất đi những mặt hàng rau củ quả nguồn gốc rõ ràng, người thanh niên tên Bình – con bà Vui chỉ tay vào chiếc tem chứng nhận rau sạch của Cục vệ sinh an toàn thực phẩm Thành phố Hà Nội giọng khá tự hào: “Quan trọng là chiếc tem này này, không phải cơ sở nào cũng được cấp đâu, phải những cư sở uy tín như nhà tôi mới có”.

Tuy nhiên, chỉ một lúc sau Bình lại cười và nói: “Những cái này lần đầu là do HTX rau Vân Nội cấp cho nhưng sau này là do nhà mình tự đi in”.

Rau sạch Hà Nội, cơ sở uy tín sản xuất Rau sạch Ha noi
Chiếc xe ô tô của Công ty TNHH sản xuất tiêu thụ rau an toàn số 5 Thôn Đầm đi mua rau ở chợ đầu mối Dịch Vọng vào lúc sáng sớm...

Rau an toàn sản xuất…ở chợ!

Để tìm hiểu rõ hơn về nguồn gốc cũng như đường đi của mặt hàng rau không rõ nguồn gốc được hóa thành rau an toàn vào các siêu thị, PV báo Đất Việt đã thâm nhập vào cơ sở của công ty TNHH sản xuất tiêu thụ rau an toàn số 5 Thôn Đầm dưới dạng nhân viên làm thuê.

Tại đây, bà Hiền – mẹ vợ của Bình, đồng thời cũng là nhân viên lâu năm của công ty bật mí: “Phần lớn lượng rau xuất cho siêu thị mỗi ngày là được mua ở chợ Vân Trì. Vì đây là chợ đầu mối rau lớn của Hà Nội, rau từ khắp các nơi được mang về đây do đó có nhiều chủng loại rau hơn ở chợ này”.

Hàng ngày, vào khoảng 13h, Bình, Dương và bà Hiền trực tiếp có mặt tại chợ đầu mối Vân Trì mua rau. Sau đó, đưa về nhà gắn nhãn mác rau an toàn xã Vân Nội rồi cung ứng cho các siêu thị Minh Hoa, Le’s Mart, Citimart…

Theo lời kể của những người trong gia đình Bình, để biết được lượng rau mỗi siêu thị cần một ngày là bao nhiêu kilogam và những loại rau củ gì, thì cứ khoảng từ 3h chiều cho đến 7h tối hàng ngày, các siêu thị đều gửi một bản fax đơn đặt hàng trong đó có ghi cụ thể  số lượng, chủng loại rau họ cần và có khi là ghi cả thời gian giao hàng cho họ. 
Nhưng lượng rau và loại rau các siêu thị nhập mỗi ngày không thay đổi nhiều. Nếu như có thừa thì để lại hôm sau giao tiếp. Còn nếu vẫn còn kịp thời gian giao hàng thì một người sẽ xuống chợ mua rau rồi trực tiếp đưa lên xe để Bình ngồi trong đó “sản xuất rau an toàn” trực tiếp chỉ trong 5 phút bằng cách đóng gói và dán tem ngay trên xe.

Theo lời của Dương, để mua được đủ lượng rau cần thiết, Dương thường rong ruổi cả buổi chiều ở chợ. Xem hết hàng nọ hàng kia, nâng lên đặt xuống, ỉ ôi mặc cả sao cho mua được rau với giá rẻ nhất. Do công việc này diễn ra từ nhiều năm nay nên chỉ cần mua xong là tới cuối phiên chợ những người bán rau sẽ chở  rau về tận nhà cho Dương.

Vừa đóng gói rau mua ở chợ, Bình cho biết: “Từ nhiều năm nay, chỉ trừ 3 ngày tết là nghỉ, mỗi ngày gia đình thu mua, sơ chế đóng gói và mang đi giao khoảng một tấn rau củ quả các loại cho rất nhiều siêu thị trên địa bàn Hà Nội”.

Rồi Bình bật mí tiếp, khi các siêu thị có nhu cầu mua các loại rau trái vụ, gia đình còn nhập những lô hàng Trung Quốc về đóng gói, gắn tem trồng từ xã Vân Nội rồi bán cho các siêu thị.

Nếu đơn hàng từ các siêu thị quá lớn, lượng rau thu mua được từ các chợ đầu mối chưa đủ thì tầm hơn 1h sáng, gia đình Bình lái một chiếc xe tải dạng 1 tấn tới các chợ đầu mối khác để tiếp tục thu mua một lượng lớn rau trôi nổi trên thị trường rồi đóng gói, lên đời cho rau tại chỗ.

Ngay sau đó, những loại rau này lập tức được giao cho các siêu thị ngay trong đêm dưới dạng hàng rau an toàn, sản xuất từ Vân Nội.

HTX số 5 Vân Nội thừa nhận đã trà trộn rau Trung Quốc

Ngày 28/8/2013, trả lời báo chí, ông Trần Văn Mây, chủ nhiệm HTX rau sạch Vân Nội đã thừa nhận có một số hộ gia đình vì ham lợi mà đã trà trộn các sản phẩm rau củ quả Trung Quốc rau an toàn do mình sản xuất rồi bán đi các nơi.

Đại diện hợp tác xã sản xuất rau an toàn Vân Nội thừa nhận, vào mùa hè các cơ sở trong hợp tác xã chỉ sản xuất được su hào, bí cô tiên và bí xanh chứ không thể tự sản xuất củ cải, cải bắp giữa mùa hè để xuất vào trong các siêu thị bày bán.

Chính vì thế, để có các mặt hàng củ cải, cải bắp... bán cho các siêu thị thì một số cơ sở sản xuất rau an toàn ở Vân Nội lấy hàng Trung Quốc về đóng gói rồi bán lại cho các siêu thị.

Rau bẩn đắt hàng -Rau sạch ế ẩm

ANTĐ - Thời gian gần đây, rau an toàn (RAT) liên tiếp gặp nghi ngại từ phía người tiêu dùng khi mà nhiều thông tin cho rằng, vẫn còn tình trạng bát nháo trong sản xuất, phân phối. Thực trạng này diễn ra do buông lỏng từ chính quyền địa phương và việc “ế ẩm” trong tiêu thụ RAT.

Rau-sạch-ha-noi;Đại-lý-rau-sạch-ha-nôiCơ sở sơ chế RAT Đạo Đức- Vân Nội
Sơ chế trên nền sân
Hà Nội được đánh giá là địa phương đi đầu trong cả nước về việc sản xuất RAT,Rau sạch Ha Nội. Đến cuối năm 2013, toàn thành phố đã có 4.500 ha RAT, phân bố ở 116 xã trọng điểm. Sản lượng RAT đạt khoảng gần 300.000 tấn/năm. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Duy Hồng, Chi cục trưởng Chi cục BVTV Hà Nội, tình trạng sản xuất RAT trên địa bàn TP vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, gây khó khăn cho công tác quản lý, giám sát. Đặc biệt, chính quyền địa phương vẫn chưa thấy hết được vai trò trách nhiệm của mình trong quản lý và thúc đẩy phát triển RAT. Ngoài ra, dù phát triển RAT khá sớm, nhưng đến nay, chính sách “đầu ra” cho RAT vẫn chưa có dẫn đến việc tiêu thụ chậm, ế ẩm, mạng lưới tiêu thụ RAT ngày càng “co ngót”. 

Mới đây, Thanh tra Sở NN&PTNT Hà Nội phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội đã kiểm tra đột xuất một số cơ sở sản xuất RAT trên địa bàn xã Vân Nội cũng như quản lý Nhà nước tại địa phương, trong đó có HTX sản xuất và tiêu thụ RAT Đạo Đức, một cơ sở sản xuất RAT được hình thành khá sớm và có tiếng trên địa bàn Hà Nội. Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở sơ chế của HTX Đạo Đức quá bẩn thỉu, không đáp ứng yêu cầu một cơ sở sơ chế RAT. Rau được để dưới nền đất, trải tấm bạt đầy đất cát, rác. Bà Đỗ Thị Liên biện minh, do cơ sở sơ chế đang sửa sang, xây mới nên mới “tạm bợ” như vậy.

Còn tại HTX sản xuất tiêu thụ, chế biến sản phẩm nông sản an toàn xã Vân Nội, đoàn kiểm tra phát hiện có tình trạng mua rau ngoài chợ để trà trộn làm RAT. Ông Trần Văn Mây, Chủ nhiệm HTX nhìn nhận, các xã viên đã tự ý thu mua bí xanh tại xã Nam Hồng để đưa vào chuỗi cung ứng RAT của HTX. 

Chưa như kỳ vọng
Bà Trần Thị Hợp, Phó Chủ tịch xã Vân Nội cho biết, trên địa bàn xã có 10 HTX và 3 công ty sản xuất, sơ chế, kinh doanh RAT đã được Sở NN&PTNT Hà Nội cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, đủ điều kiện sơ chế RAT. Hiện tại, toàn xã đang có khoảng 104 ha chuyên trồng RAT. Tuy nhiên, việc giám sát xã viên sản xuất rau đều do các HTX, doanh nghiệp tự quản lý. Bà Trần Thị Hợp nhìn nhận, UBND xã không có kế hoạch kiểm tra việc sản xuất RAT của các HTX trên địa bàn mà chỉ phối hợp với các đoàn kiểm tra của huyện Đông Anh hoặc Chi cục BVTV Hà Nội, song, cũng chưa phát hiện trường hợp nào mua rau không rõ nguồn gốc ngoài chợ để bán với danh nghĩa RAT.

Bà Nguyễn Thị Kim Oanh, Trưởng phòng Giao dịch của Sàn Giao dịch Rau quả & Thực phẩm An toàn Hà Nội cho biết, hiện đang có khoảng 100 đơn vị sản xuất và cung ứng rau quả thực phẩm an toàn tại 15 tỉnh/thành tham gia giao dịch. Thực tiễn hoạt động của Sàn cho thấy, nhu cầu của người tiêu dùng đối với rau quả an toàn là rất lớn, nhưng lượng RAT sản xuất và cung cấp ra thị trường lại không nhiều, các cơ sở sản xuất RAT mặc dù được đầu tư khá lớn nhưng không phát triển được như kỳ vọng. Điều này do nhiều nguyên nhân trong đó có bất cập rất lớn về phát triển, tổ chức và quản lý thị trường. 

Để siết lại quản lý cũng như nâng cao trách nhiệm địa phương, ông Nguyễn Duy Hồng cho biết, với những cơ sở sản xuất, cung ứng RAT vi phạm, sẽ xử lý nghiêm, thậm chí rút giấy phép. Được biết, Sở NN&PTNT Hà Nội cũng vừa có quyết định thanh kiểm tra việc sản xuất, sơ chế và quản lý Nhà nước về RAT trên toàn địa bàn TP nhằm loại bỏ những cơ sở làm ăn yếu kém, chộp giật, lấy lại niềm tin của người tiêu dùng.
Tuyết Nhung

Loạn rau sạch Hà Nội : Nông dân bỏ trồng, người dùng bỏ ăn

- Thị trường RAT trong nước hiện gần như không kiểm soát được nguồn gốc và chất lượng. Hàng loạt vụ lừa đảo rau không rõ nguồn gốc dán nhãn RAT khiến cho thị trường rau sạch Hà nội  mới được gây dựng đã bị làm loạn. Điều đó khiến cho nông dân "ngại" sản xuất RAT bởi tốn kém mà giá không hơn gì rau thường. Còn người tiêu dùng bị mất niềm tin nên không còn mua sản phẩm từ những hàng rau sạch.
Bỏ trồng rau sạch
Tại một hội nghị về tiêu chuẩn VietGap mới đây, ông Phạm Đồng Quảng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết, hiện nay, việc kiểm soát chuỗi sản xuất trồng trọt từ vườn ruộng đến bàn ăn hiện được Bộ NN-PTNT phân cấp cho nhiều cơ quan khác nhau.
Trong đó, Cục Trồng trọt chịu trách nhiệm giám sát các cơ sở trồng trọt, cơ sở sơ chế gắn liền với trồng trọt; cấp giấy chứng nhận VietGap. Cục Bảo vệ thực vật kiểm soát các lô hàng xuất nhập khẩu. Cục Chế biến Nông lâm thuỷ sản và Nghề muối giám sát các cơ sở chế biến. Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và Thuỷ sản giám sát chợ đầu mối; truy xuất nguồn gốc sản phẩm không đảm bảo an toàn; kiểm tra tận gốc tại nước xuất khẩu; thẩm tra công nhận nước xuất khẩu
Theo ông Nguyễn Xuân Quảng, có 0,3% diện tích áp dụng VietGap. Phần lớn nông dân không áp dụng vì quy trình dài và phức tạp; chi phí lớn; nông dân không hài lòng với giá cả giữa sản phẩm VietGap và sản phẩm không ứng dụng VietGap trên thị trường dẫn đến người nông dân không muốn sản xuất theo quy trình VietGAp.
rau-an-toàn, Rau sạch Hanoi, Đại-lý-rau-sạch-Ha-noi
Thêm chú thích
Người nông dân ngại sản xuất rau an toàn bởi quy trình sản xuất phức tạp còn người tiêu dùng thì không muốn mua vì mất lòng tin
Theo bà Nguyễn Thị Tân Lộc (Viện Nghiên cứu Rau quả), Bộ NN-PTNT còn thiếu một chương trình đồng bộ có mục tiêu về phát triển sản xuất rau, quả an toàn. Còn thiếu sự liên kết dọc và liên kết ngang giữa các tác nhân trong ngành hàng rau, quả nên chưa giải quyết tốt được khâu tiêu thụ sản phẩm, chưa chưa cân bằng được lợi ích giữa các tác nhân nên chưa thực sự động viên được người sản xuất đầu tư và nghiêm túc thực hiện quy trình.
Có tiền nhưng không dám mua
Trong khi người nông dân không muốn sản xuất các loại rau, quả, nhất là RAT thì người tiêu dùng lại không muốn mua kể cả khi sẵn sàng chi tiền để được ăn rau sạch.
Theo đại diện của Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, hiện cả nước có 823.700 ha rau, tổng sản lượng 14 triệu tấn/năm. Trong đó, khoảng 85% sản lượng rau được tiêu thụ trong nước, 15% xuất khẩu.
Số mẫu rau phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt quá mức giới hạn cho phép vẫn ở mức cao, chiếm 5-7% sản lượng. Những năm qua, không ít các lô rau xuất khẩu bị một số thị trường cảnh báo nhiễm vi sinh, thuốc bảo vệ thực vật. Vẫn còn nhiều vùng sản xuất, cơ sở trồng rau chưa được chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm, áp dụng VietGap. Người tiêu dùng gặp khó khăn cho việc phân định rau đã được kiểm soát an toàn thực phẩm với rau chưa được kiểm soát.
Bà Nguyễn Thị Kim Oanh, Trưởng phòng Giao dịch của Sàn Giao dịch Rau quả và Thực phẩm An toàn Hà Nội cho biết, đến nay đã có gần 100 đơn vị sản xuất và cung ứng rau quả thực phẩm an toàn tại 15 tỉnh, thành phố tham gia giao dịch trên Sàn. Các đơn vị này được hỗ trợ kết nối giao dịch với khoảng 150 siêu thị, cửa hàng, đầu mối bán buôn, bán lẻ và 78 điểm phân phối ở khu dân cư, cơ quan.
Nhu cầu của người tiêu dùng đối với rau quả an toàn theo tiêu chuẩn VietGap là rất lớn nhưng, các cơ sở sản xuất rau VietGap mặc dù được đầu tư nhiều nhưng không phát triển được như kỳ vọng.
Bà Oanh còn chia sẻ: "Do hạn chế về quản lý nên thị trường rau an toàn tại Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung rất "loạn". Gần như không thể kiểm soát được nguồn gốc và chất lượng rau kể cả ở những hệ thống được coi là đảm bảo như siêu thị. Điều này dẫn đến lòng tin của người tiêu dùng bị khủng hoảng nặng nề nên khi một cơ sở sản xuất rau an toàn chuẩn giới thiệu sản phẩm, kể cả cam kết bảo hành chất lượng nhưng người tiêu dùng vẫn không tin. Khi người mua đã không tin thì kể cả có nhu cầu, có tiền họ vẫn không muốn mua".
Theo bà Oanh, trong thời gian tới, để rau VietGap có "đất sống", được người tiêu dùng ưa chuộng và tin tưởng, cần tính toán để giảm giá thành để rau an toàn ngày càng "phổ thông hóa". Còn nhiều cách để có thể cắt giảm giá thành. Chẳng hạn, riêng khâu bao gói hiện chiếm tới khoảng 30% giá thành bao gồm chi phí tiền túi nilon (chưa kể gây ô nhiễm môi trường), chi phí đóng gói (tốn nhiều nhân công)... Nhà nước cần dành ít nhất 50% nội dung công việc và ngân sách cho việc phát triển thị trường và tổ chức mạng lưới tiêu thụ, tránh cách làm trước đây chủ yếu tập trung vào hỗ trợ kỹ thuật và nâng cao năng lực sản xuất mà ít chú trọng đến thị trường.