sáng và khỏe

Tận hưởng hương vi cuộc sống cùng rau sạch hà nội.

rau

ăn ngon ngủ khỏe sống thoải mái.

Sạch và tươi mát

Rau sạch hà nội luôn đồng hành cùng bạn.

Tươi như cuộc sống của bạn

Cho bạn cuộc sống đẹp.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Ba, 24 tháng 12, 2013

Sự thật kinh hoàng về rau sạch an toàn bán ở các siêu thị Hà Nội

Hơn 1 năm nay, các sản phẩm rau an toàn ở siêu thị Le’s Mart, Minh Hoa, Citimart,… đều nhập mặt hàng rau củ quả từ Công ty TNHH sản xuất tiêu thụ rau sạch an toàn số 5 Thôn Đầm (địa chỉ tại xã Vân Nội, Đông Anh, Hà Nội).

Tuy nhiên, theo tìm hiểu của PV báo Đất Việt, phần lớn các mặt hàng “rau sạch an toàn” này đều là những rau củ quả không rõ nguồn gốc, được Công ty TNHH sản xuất tiêu thụ rau an toàn số 5 Thôn Đầm mua từ các chợ đầu mối trên địa bàn Hà Nội sau đó mang về đóng gói, dán tem giả làm rau củ quả được trồng tại xã Vân Nội. 


Điều bất ngờ là công đoạn này diễn ra ngay trên chiếc xe ôtô 16      chỗ và chỉ mất khoảng 5 phút. Sau đó các sản phẩm này tuồn vào trong siêu thị dưới nhãn mác rau an toàn và bán với giá trên trời. Người tiêu dùng đã bị lừa trong thời gian dài mà không hề biết thực phẩm mình đang tin tưởng thực chất có nguy cơ gây hại rất cao.

Được quyền tự nhận rau sạch  an toàn

Theo tìm hiểu, Công ty TNHH sản xuất tiêu thụ rau an toàn số 5 Thôn Đầm do người phụ nữ tên là Trần Thị Vui làm giám đốc nhưng thực chất người điều hành hoạt động lại là người thanh niên tên Nguyễn Hưng Bình. Ngoài Bình còn có hai người cùng trợ giúp việc nhập và xuất mặt hàng rau củ quả cho công ty này là bà Hiền – mẹ vợ Bình và Dương – vợ Bình.

Cơ sở này hàng ngày đều lấy rau không rõ nguồn gốc ở các chợ đầu mối, sau đó đem cung cấp cho các siêu thị lớn ở Hà Nội dưới dạng rau an toàn, được trồng ở xã Vân Nội. Trong đó đáng chú ý là siêu thị Minh Hoa (có 2 cơ sở ở 174 Thái Hà và 14 Đặng Tiến Đông), siêu thị Le’s Mart (có 3 cơ sở ở Bà Triệu, KĐT Văn Quán, Mỹ Đình) và siêu thị Citimart (tòa nhà Indochina số 239 Cầu Giấy)…

Địa điểm bán Rau sạch Hà Nội
Hệ thống các siêu thị Le's mart, Citimart, Minh Hoa trên địa bàn Hà Nội hàng ngày vẫn nhập rau không rõ nguồn gốc từ Công ty TNHH sản xuất tiêu thụ rau an toàn số 5 Thôn Đầm

Chúng tôi tìm đến công ty của Bình để tìm hiểu về việc cung ứng rau cho các siêu thị lớn ngoài Hà Nội, tuy nhiên những người dân ở xã Vân Nội đều cho biết, trên địa bàn có rất nhiều công ty cung ứng rau củ quả an toàn đi khắp cả nước.

Ở đây không có một công ty nào treo bảng hiệu mà chỉ liên danh với Hợp tác xã Sản xuất rau an toàn Vân Nội để hợp thức hóa giấy tờ, thủ tục kinh doanh. Trụ sở của các công ty này thực chất chỉ là những nhà dân và nhân viên công ty là các thành viên trong một gia đình (vừa là giám đốc, kiêm luôn nhân viên – PV).

Để chứng minh công ty của mình đều xuất đi những mặt hàng rau củ quả nguồn gốc rõ ràng, người thanh niên tên Bình – con bà Vui chỉ tay vào chiếc tem chứng nhận rau sạch của Cục vệ sinh an toàn thực phẩm Thành phố Hà Nội giọng khá tự hào: “Quan trọng là chiếc tem này này, không phải cơ sở nào cũng được cấp đâu, phải những cư sở uy tín như nhà tôi mới có”.

Tuy nhiên, chỉ một lúc sau Bình lại cười và nói: “Những cái này lần đầu là do HTX rau Vân Nội cấp cho nhưng sau này là do nhà mình tự đi in”.

Địa điểm bán Rau Sạch Hà Nội
Chiếc xe ô tô của Công ty TNHH sản xuất tiêu thụ rau an toàn số 5 Thôn Đầm đi mua rau ở chợ đầu mối Dịch Vọng vào lúc sáng sớm...

Rau an toàn sản xuất…ở chợ!

Để tìm hiểu rõ hơn về nguồn gốc cũng như đường đi của mặt hàng rau không rõ nguồn gốc được hóa thành rau an toàn vào các siêu thị, PV báo Đất Việt đã thâm nhập vào cơ sở của công ty TNHH sản xuất tiêu thụ rau an toàn số 5 Thôn Đầm dưới dạng nhân viên làm thuê.

Tại đây, bà Hiền – mẹ vợ của Bình, đồng thời cũng là nhân viên lâu năm của công ty bật mí: “Phần lớn lượng rau xuất cho siêu thị mỗi ngày là được mua ở chợ Vân Trì. Vì đây là chợ đầu mối rau lớn của Hà Nội, rau từ khắp các nơi được mang về đây do đó có nhiều chủng loại rau hơn ở chợ này”.

Hàng ngày, vào khoảng 13h, Bình, Dương và bà Hiền trực tiếp có mặt tại chợ đầu mối Vân Trì mua rau. Sau đó, đưa về nhà gắn nhãn mác rau an toàn xã Vân Nội rồi cung ứng cho các siêu thị Minh Hoa, Le’s Mart, Citimart…

Theo lời kể của những người trong gia đình Bình, để biết được lượng rau mỗi siêu thị cần một ngày là bao nhiêu kilogam và những loại rau củ gì, thì cứ khoảng từ 3h chiều cho đến 7h tối hàng ngày, các siêu thị đều gửi một bản fax đơn đặt hàng trong đó có ghi cụ thể  số lượng, chủng loại rau họ cần và có khi là ghi cả thời gian giao hàng cho họ.

Địa điểm bán Rau Sạch Hà Nội
Rồi sau đó được đóng gói rau an toàn trong thời gian 5 phút và chuyển đến ngay cho siêu thị vào lúc sáng sớm.

Nhưng lượng rau và loại rau các siêu thị nhập mỗi ngày không thay đổi nhiều. Nếu như có thừa thì để lại hôm sau giao tiếp. Còn nếu vẫn còn kịp thời gian giao hàng thì một người sẽ xuống chợ mua rau rồi trực tiếp đưa lên xe để Bình ngồi trong đó “sản xuất rau an toàn” trực tiếp chỉ trong 5 phút bằng cách đóng gói và dán tem ngay trên xe.

Theo lời của Dương, để mua được đủ lượng rau cần thiết, Dương thường rong ruổi cả buổi chiều ở chợ. Xem hết hàng nọ hàng kia, nâng lên đặt xuống, ỉ ôi mặc cả sao cho mua được rau với giá rẻ nhất. Do công việc này diễn ra từ nhiều năm nay nên chỉ cần mua xong là tới cuối phiên chợ những người bán rau sẽ chở  rau về tận nhà cho Dương.

Vừa đóng gói rau mua ở chợ, Bình cho biết: “Từ nhiều năm nay, chỉ trừ 3 ngày tết là nghỉ, mỗi ngày gia đình thu mua, sơ chế đóng gói và mang đi giao khoảng một tấn rau củ quả các loại cho rất nhiều siêu thị trên địa bàn Hà Nội”.

Rồi Bình bật mí tiếp, khi các siêu thị có nhu cầu mua các loại rau trái vụ, gia đình còn nhập những lô hàng Trung Quốc về đóng gói, gắn tem trồng từ xã Vân Nội rồi bán cho các siêu thị.

Nếu đơn hàng từ các siêu thị quá lớn, lượng rau thu mua được từ các chợ đầu mối chưa đủ thì tầm hơn 1h sáng, gia đình Bình lái một chiếc xe tải dạng 1 tấn tới các chợ đầu mối khác để tiếp tục thu mua một lượng lớn rau trôi nổi trên thị trường rồi đóng gói, lên đời cho rau tại chỗ.

Ngay sau đó, những loại rau này lập tức được giao cho các siêu thị ngay trong đêm dưới dạng hàng rau an toàn, sản xuất từ Vân Nội.

Vì vậy các bạn nên cẩn thận khi mua rau sạch nếu có điều kiện nên trồng rau hoặc chọn những địa điểm bán  rau sạch Hà Nội tin cậy để mua.

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

10 món ăn 'ngậm' hóa chất gây xôn xao thị trường thực phẩm Hà Nội

Thịt bò làm giả từ thịt lợn sề, cơm nở gấp đôi nhờ bột hóa chất, chân giò nhừ nhờ bột làm sạch bồn cầu… là những thực phẩm khiến người tiêu dùng lo lắng nhất trong năm.

1. Thịt bò bị làm giả từ thịt lợn sề
Đầu năm, thông tin nhiều tiểu thương tại các chợ đầu mối dùng phẩm màu, hóa chất, phụ gia tẩm ướp để biến thịt lợn sề thành thịt bò khiến hàng triệu người tiêu dùng lo lắng. Bằng cách “hô biến” thịt lợn sề thành thịt bò, chủ kinh doanh có thể bán với giá gấp 3 lần thịt lợn tại các lò mổ, từ 60.000 – 70.000 đồng lên 200.000 đồng/kg.
Rau sạch hà nội
Tẩm ướp hóa chất và phụ gia, nhiều người có thể biến thịt lợn thành thịt gà.
Nhiều chủ quán cơm bình dân, quán phở, cửa hàng bán thịt bò khô cũng tự chế thịt lợn thành thịt bò bằng phẩm màu hoa hiên và một số phụ gia trong quá trình nấu, để đánh lừa người tiêu dùng và gia tăng lợi nhuận. Thịt bò bị làm giả không có mùi thơm, vị ngọt và bở hơn so với thịt bò thật. Ngoài việc bỏ tiền thật mua hàng giả, người ăn còn có thể gặp nguy hiểm về sức khỏe do những loại phẩm màu, phụ gia kém chất lượng, thậm chí không được sử dụng trong ngành thực phẩm.
2. Dừa bị tẩy trắng bằng hóa chất
Rau sạch hà nội
Uống dừa bị tẩy trắng rất nguy hiểm cho sức khỏe.

Hóa chất tẩy trắng dừa không bao bì, không nhãn mác được bán tràn lan trên thị trường với giá 125.000 đồng/kg. Chỉ cần pha 6 muỗng bột hóa chất (gồm 2 loại) vào thùng nước 20 lít rồi ngâm dừa vỏ nâu vào đó, chủ buôn có thể “hô biến” cả trăm trái dừa trở nên trắng nõn.
Một bác sĩ chuyên về an toàn vệ sinh thực phẩm cho biết, hóa chất tẩy trắng dừa có thể là một loại axít gốc phốt pho cộng với lưu huỳnh, chỉ được dùng với liều lượng phù hợp, có kiểm soát. Lạm dụng chất tẩy trắng này rất nguy hiểm cho sức khỏe con người, có thể gây ra các bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp… Vị chuyên gia khuyên người tiêu dùng nên chọn dừa còn vỏ xanh, không nên mua loại đã cạo sạch vỏ, tẩy trắng.
3. Bún, bánh canh có chất tẩy trắng
Rau sạch hà nội
Bún, banh canh chứa chất tẩy trắng khiến người tiêu dùng sợ hãi.
Tháng 5 vừa qua, kiểm tra 4 cơ sở sản xuất bún, hủ tiếu, bánh canh tại Tây Ninh, Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (PC49) đã phát hiện nhiều mẫu thực phẩm dương tính với chất tẩy trắng Tinopal. Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở một số cơ sở ở Cần Thơ, Đồng Tháp, TP HCM. Người sử dụng bún, bánh canh chứa Tinopal lâu dài có nguy cơ loét đường ruột, suy gan, suy thận, ung thư…
4. Mít non chín trong vòng một ngày
Rau sạch hà nội
Mít chín chỉ sau một ngày tiêm hóa chất.
Với mỗi bịch hóa chất Trung Quốc có giá 100.000 đồng, gồm 10 lọ, sau khi pha vào nước và “tiêm” cho mít, nhiều chủ vườn ở Chơn Thành, Hớn Quản, tình Bình Phước có thể khiến vài tấn mít chín trong vòng một đêm. Theo các hộ trồng, đó là cách phổ biến – “ở đâu người ta cũng dùng” - để mít mau chín, kịp có hàng bán và tăng lợi nhuận.
5. Cơm trắng nở gấp đôi bằng bột hóa chất 8.000 đồng
thực phẩm bẩn, hóa chất, ung thư, tẩy trắng
Bột nở gạo màu trắng mịn, có mùi thơm nhẹ.
Với một gói bột hóa chất 8.000 đồng, các hàng cơm bụi có thể "hóa phép" 10 kg gạo thành cơm nở bung trắng đều, hạt to mẩy tương đương như khi nấu 20 kg gạo thông thường. Loại bột này có màu trắng, nhỏ, mịn như đường cát, mùi thơm nhẹ, bao bì chằng chịt chữ Trung Quốc. Vụ bê bối liên quan đến “ngọc thực” này khiến hàng nghìn người hay ăn cơm bụi lo lắng, nhất là với những quán cơm bình dân giá rẻ.
6. Gà vàng ươm do nhuộm hóa chất
thực phẩm bẩn, hóa chất, ung thư, tẩy trắng
Gà được nhuộm hóa chất để trông vàng, bắt mắt hơn nhưng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm về sức khỏe.
Tháng 8 vừa qua, Đoàn kiểm tra liên ngành huyện Bình Chánh, TP HCM phát hiện một số lò mổ thực hiện giết mổ gia cầm trái phép. Ngoài ra, để gà, vịt có màu bắt mắt, sau khi giết mổ, nhiều cơ sở còn dùng hóa chất để tẩm ướp, “nhuộm” vàng da gà. Tình trạng này sau đó được phát hiện thêm tại nhiều nơi, gây hoang mang cho người tiêu dùng. Thậm chí, các chủ kinh doanh sản phẩm chất lượng cũng bị ảnh hưởng vì sức mua trên thị trường sụt giảm. Theo các chuyên gia y tế, gà vàng ươm do nhuộm hóa chất có nguy cơ gây ung thư cho người ăn.
7. Nem, giò ngon từ thịt thiu
thực phẩm bẩn, hóa chất, ung thư, tẩy trắng
Nhiều thứ hóa chất được sử dụng trong quá trình làm chả, giò lụa, nem, cá viên...

Thông tin tẩm hàng chục loại hóa chất vào thịt thiu để sản xuất chả lụa, nem, bò viên… bắt mắt, thơm ngon được chính chủ một số cơ sở làm nem, giò “tiết lộ”. Trong đó, muốn nem, chả lụa giòn, dai, người sản xuất cho K70, hỗn hợp Polyphosphate (E451, E452)… giá 130.000 đồng/bịch khoảng một kg. Còn để làm dậy mùi thịt nhập từ Mỹ và Singapore, người làm chỉ cần gia giảm chất Sodium benzoate và Pork pase NQ-446.
Mặc dù không thể khẳng định tất cả chả, giò trên thị trường đều tẩm hóa chất, song thông tin trên vẫn khiến rất nhiều người lo lắng vì nguy cơ đã ăn vài kg phụ gia và hàng chục cân thịt thiu vào người.
8. Hải sản trắng nõn nhờ đạm Urea và thuốc tẩy Javel
thực phẩm bẩn, hóa chất, ung thư, tẩy trắng
Để tẩy trắng hải sản trắng, nhiều người bán hàng tẩm thêm ure và nước tẩy trắng javen. Ảnh minh họa.
Không phải lần đầu bị phát hiện, song thông tin hải sản bị tẩy trắng bằng đạm Urea và Javel một lần nữa gây hoang mang cho người tiêu dùng trong năm 2013, vì sự tái diễn phủ rộng. Thậm chí, với nhiều chủ kinh doanh, đây là cách hoàn hảo để bảo quản và tẩy trắng hải sản, vì chi phí rẻ, hiệu quả cao, mặc dù tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm cho người ăn.
Theo Thạc sĩ Lê Thanh Hải, giảng viên Đại học Hùng Vương TP.HCM, bản chất clorin (hay javel) là chất tẩy trắng thuỷ sản, vì có tính oxy hoá mạnh, dễ hình thành các gốc tự do, nhờ đó phá huỷ tế bào vi sinh rất nhanh chóng, cũng đồng nghĩa với việc phá huỷ tế bào cơ thể người với dư lượng còn sót, gây rối loạn gen, ung thư… Còn urea tích luỹ ở thận dưới dạng tinh thể gây sạn thận, hoặc đi vào chu trình thải đạm amoni của thận, gây độc cho tế bào, viêm cầu thận…
9. Chân giò nhừ nhờ bột làm sạch bồn cầu
thực phẩm bẩn, hóa chất, ung thư, tẩy trắng
Chỉ cần vài thìa bột nhừ, xương ninh, chân giò sẽ mềm sau chỉ khoảng 20 phút.
Một số cửa hàng ở Hà Nội bị phát hiện dùng bột nhừ (bột khai) để làm nhừ nhanh thức ăn (xương, chân giò, thịt bò, khoai, đỗ đen…) mà không bị nát. Loại bột này có tên Natri Hydro Carbonat (NaHCO3) được bán với giá 20.000 – 25.000 đồng/kg. Theo quy định của Bộ Y tế, chúng chỉ được dùng tối đa 45g trên một kg thực phẩm cần chế biến, song cần phân biệt rõ hóa chất NaHCO3 dùng trong công nghiệp với loại dùng trong thực phẩm (có độ tinh khiết cao).
Theo PGS.TS Trịnh Lê Hùng, khoa Công nghệ Hóa học, đại học Khoa học Tự nhiên (đại học Quốc gia Hà Nội), bột nhừ chính hiệu bản chất là các enzim tiêu hóa, được sử dụng để làm mềm thức ăn nhanh nhưng rất khó sản xuất đại trà, và giá không hề rẻ. “Tôi chưa bao giờ nghĩ bột nhừ thật lại có giá 30.000đồng/kg. Ở Việt Nam chưa sản xuất được bột nhừ chính hiệu, nếu nhập về và bán thì giá phải lên đến hàng triệu đồng/kg”, ông Hùng nhấn mạnh.
10. Rau tươi, xanh "hồi sinh" từ rau héo
thực phẩm bẩn, hóa chất, ung thư, tẩy trắng
Chất tẩy trắng để xử lý rau củ héo được mua ở chợ "thần chết" Kim Biên.
Pha một kg bột hóa chất màu trắng có tên gọi là chất tẩy đường vào 100 lít nước, các tiểu thương tại một số chợ ở TP.HCM có thể làm "hồi sinh" 400-500kg rau, củ, quả. Theo đó, rau nhập trước đó cả tuần mà vẫn không hề úng, hư khi đến tay người tiêu dùng. Đó là các loại hóa chất công nghiệp được bán với giá 20.000 - 50.000 đồng mỗi kg.
Tiến sĩ Trần Bích Lam, giảng viên bộ môn công nghệ thực phẩm, khoa kỹ thuật hoá học, đại học Bách khoa TP.HCM, cho biết việc sử dụng hoá chất công nghiệp xử lý thực phẩm là không được phép vì hàm lượng các chất độc hại còn lại rất cao. Do quá trình ngâm lâu, khi ngấm vào thực phẩm, những chất này sẽ kết hợp với những thành phần khác làm biến đổi chất lượng và ảnh hưởng tới sức khoẻ.

(Theo Zing)

Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013

Qùa noel và năm mới

Giáng sinh lại về. Chúc cho ai đó được hạnh phúc bên nửa yêu thương! Chúc cho ai đó còn cô đơn sẽ tìm thấy một bờ vai chia sẽ! Chúc cho ai đó sẽ tìm lại được nhau sau những tháng ngày xa cách!
Một mùa Giáng Sinh lại về.
lời chúc giáng sinh hay nhất
Qùa noel và năm mới 


Chúc cho ai đó cô đơn sẽ có quà giáng sinh 
Chúc cho ai đó còn cô đơn sẽ tìm thấy một bờ vai chia sẻ!
Chúc cho ai đó sẽ tìm lại được nhau sau những tháng ngày xa cách!
Chúc cho ngày Giáng sinh tràn đầy niềm vui; hạnh phúc vừa đủ và bình yên thật nhiều!
Không chỉ là nụ cười mà đôi khi những giọt nước mắt cũng là niềm hạnh phúc...
Không có  tình yêu  nào là vĩnh cửu....
...chỉ có những giây phút vĩnh cửu của tình yêu!
Chúc cho ai đó sẽ giữ được những giây phút ấy suốt cả cuộc đời!
Noel lạnh, nhưng sao lạnh bằng khi không có em. Mùa hè ấm, nhưng sao ấm bằng khi được bên em. Nửa vòng Trái Đất xa, nhưng vẫn có chuyến bay đến, một vòng Trái Đất khi bên em, chẳng có đường bay nào khi em quay lưng lại. Nhưng anh biết chắc, chúng ta luôn hướng về nhau. Chúc em Giáng sinh vui vẻ
Loi chuc noel.
Bao nhiêu nắng để làm khô 1 dòng sông? Bao nhiêu mưa để cuốn trôi 1 sa mạc? Bao nhiêu đêm để giết chết 1 nỗi nhớ? Bao nhiêu cái hôn để đong đầy 1 tình yêu? Bao nhiêu cái nắm tay để xóa bỏ khoảng cách? Bao nhiêu cái ôm để thấy ta trưởng thành? Bao nhiêu lời nói dối mới làm em hiểu anh? Bao nhiêu nước mắt để được tha thứ? Bao nhiêu nụ cười để làm vơi khắc khoải? Bao nhiêu im lặng để biết ta là của nhau? bao nhiêu chờ đợi để đổi lấy 1 lời yêu chân thành….” Và bao nhiêu tiền để thực hiện tất cả các việc trên? (nhớ tính cả VAT)
Tôi cầu Chúa cho tôi hoa, Chúa đã cho tôi một vườn hoa. Tôi cầu Chúa cho tôi một cái cây, Chúa đã cho tôi cả một khu rừng. Tôi cầu Chúa cho tôi một người bạn, và Chúa đã mang bạn đến với tôi.
Giáng Sinh này,tôi xin Chúa cho tôi gửi những điều cầu chúc tốt đẹp nhất đến bạn, người đã luôn bên tôi trong những lúc tôi cần một bờ vai để dựa,một bàn tay để nắm, và một trái tim để thấu hiểu và cảm thông… Cùng nhau đi hết mọi mùa Giáng Sinh nhé!
Bạn có biết hôm nay – 24/12 – “cả thế giới” rộn ràng đón chào Noel và chúc mừng sinh nhật bạn không? Bạn là người hạnh phúc nhất nhé vì được vui niềm vui nhân đôi. Chúc bạn luôn hạnh phúc, may mắn, thành đạt và vạn sự như ý (dành cho những người có ngày sinh nhật trùng ngày Giáng sinh).
Hạnh phúc không phải là bạn được tặng một cây thông to lớn trước nhà, được đi ăn ở những nơi sang trọng, tặng nhau những món quà đắt giá.
Hạnh phúc là khi bạn thấy ấm áp trong cái lạnh của đêm Giáng Sinh, hơi ấm từ bạn bè và người thân mà họ dành tặng cho bạn trong một tấm thiệp, một lời chúc dí dỏm, một buổi đi chơi giản dị nhưng đầy ắp tình cảm. Trong không khí rộn rã của Noel năm nay, chúc mọi người một mùa Giáng Sinh thật an lành và hạnh phúc.

những câu chúc giáng sinh noel hay và socola ngọt ngào 
Ai đang đọc tin nhắn này là những người rất đặc biệt trong trái tim tôi! Vì thế, hãy tự hào rằng mỗi sáng khi bạn thức dậy vẫn có tôi đang nghĩ đến bạn. Tự tin với chính mình rằng dù bạn không cao thì vẫn có tôi đang ngước nhìn bạn! Tôi đủ tự tin để nói cho bạn biết bạn quan trọng và hoàn hảo trong mắt tôi thế nào. Chúc bạn một mùa Noel vui vẻ và ấm áp.

Mùa đông lạnh nhưng rất lãng mạn, nắng của mùa đông yếu nhưng đủ làm ấm trái tim một ai đó. Noel là dịp bạn và những người xung quanh tận hưởng những giây phút ngọt ngào của tình yêu thương. Đừng đóng chặt trái tim mình, hãy mở cửa trái tim để biết rằng giữa mùa đông mình vẫn thấy ấm áp. Chúc các bạn của tôi một mùa giáng sinh vui vẻ. -

Thứ Năm, 5 tháng 12, 2013

Không phun thuốc trừ sâu lấy đâu rau ăn?

(Dân trí) - Đó là thói quen cố hữu của không ít nông dân Việt vốn hay lạm dụng thuốc trừ sâu trong canh tác. Điều này là cản trớ lớn khi phát triển và mở rộng các mô hình trồng rau an toàn, rau hữu cơ trên thị truờng.

Trước tình trạng rau không an toàn, rau có nguồn gốc Trung Quốc bán tràn lan trên thị trường, gây quan ngai về sức khỏe; nhiều người đã tìm đến các sản phẩm “rau sạch”, “rau an toàn”, “rau hữu cơ” như một giải pháp đảm bảo cho sức khỏe của bản thân và gia đình mặc dù các sản phẩm này có giá cao hơn giá rau thường từ 1,5 đến 2 lần.
 
Tuy nhiên nhiều khi lựa chọn này chỉ là giải pháp tâm lý bởi thông tin về nguồn gốc sản phẩm rau sạch nhiều khi vẫn còn khá mù mờ. Nhiều kẻ hám lợi đã nắm bắt tâm lý người tiêu dùng để “lật lờ đánh lận con đen” nhằm trà trộn rau không an toàn (RAT) với rau an toàn để hòng kiếm lợi.
Rau an toàn, rau hữu cơ thường có dán nhãn mác ghi rõ nguồn gốc xuất xứ
Rau an toàn, rau hữu cơ thường có dán nhãn mác ghi rõ nguồn gốc xuất xứ
Thiếu niềm tin
Trong khi người tiêu dùng thiếu thông tin định hướng về sản phẩm thì chính những người làm nghề buôn bán rau lại hết sức thờ ơ về vấn đề này bởi với họ RAT hay rau không an toàn đều “như nhau” , họ chỉ quan tâm xem họ được lợi bao nhiêu từ việc mua bán rau. Khâu quản lý thị trường còn nhiều lỗ hổng.
Theo cuộc điều tra về an toàn thực phẩm (ATTP) đối với rau tại 4 chợ đầu mối rau chính của Hà Nội là chợ Long Biên, chợ Đền Lừ, chợ rau Vân Nội, chợ Dịch Vọng Hậu do Viện Chính sách và Chiến lược Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD) thực hiện năm 2013 cho thấy công tác quản lý ATTP rau tại thủ đô chưa được quan tâm đúng mức.
Mặc dù đại diện ban quản lý của các chợ được điều tra vẫn ghi nhận các hoạt động quản lý ATTO của các cơ quan liên ngành gồm Bộ NN&PTNT, Bộ Công thương và Bộ Y tế đới với thực phẩm tại các chợ bán buôn, trong đó có sản phẩm rau, nhưng taand suất kiểm tra thấp, thậm chí có các đợt kiểm tra chỉ mang tính phong trào. Tại các chợ chưa có hoạt động giám sát, quản lý thường xuyên đối với ATTP.
Trong khi đó, nhận thức và năng lực đảm bảo ATTP của cả người bán và người mua rau ở các chợ này còn thấp. Người bán buôn chưa có động lực và sức ép về kinh doanh RAT nên RAT chưa có chỗ đứng tại các chợ bán buôn.
Có đến 73% số người bán buôn rau được điều tra tại các chợ này không phân biệt được RAT nếu không có các hỗ trợ kỹ thuật như các công cụ kiểm tra độ an toàn của rau, tỷ lệ này ở nhóm người mua rau lên tới 95%. Đặc biệt có đến 30% số người bán rau được điều tra cho rằng không cần thiết phải cung cấp RAT do kinh doanh RAT nhìn chung không có lãi, chi phí sản xuất RAT cao trong khi đầu ra không ổn định về cả lượng và giá, người kinh doanh RAT chưa nhận được ưu đãi đáng kể so với kinh doanh rau thông thường. Hiện chưa có chợ bán buôn nào có các phân khu riêng cho RAT.
Ngoài ra, hiện vẫn còn nhiều bất cập trong chính sách và cơ chế quản lý ATTP đới với sản phẩm rau tại các chợ đầu mối. Công tác quản lý ATTP đối với sản phẩm rau tại các chợ bán buôn gặp khó khăn do có quá nhiều ban ngành cùng tham gia, cơ chế hành chính chồng chéo, thiếu hiệu quả. Lực lượng thanh tra chuyên ngành về ATTP nước ta còn rất hạn chế, hiện chỉ có khoảng 300 người, trong khi đó các quốc gia khác như Thái Lan, chỉ riêng thủ đô Bangkok đã có trên 5.000 cán bộ thanh tra về thực phẩm, Nhật Bản có 12.000 người.
Tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc hay Singapore, ATTP đối với sản phẩm rau được kiểm soát chặt chẽ ngay từ khâu sản xuất, vận chuyển và cung ứng tại các điểm đầu mối bán buôn. Tuy nhiên, các mặt hàng rau quả thực phẩm ở Việt Nam đa phần vẫn được sản xuất, cung ứng và tiêu thụ theo các kênh truyền thống, nên nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ và chất lượng sản phẩm hầu nhu không được quan tâm.
“Nguồn tiêu thụ các mặt hàng rau quả thực phẩm tại Việt Nam hiện còn lệ thuộc chủ yếu vào thương lái do người sản xuất chưa có đầu ra riêng và ổn định, thiếu kinh nghiệm trong kinh doanh, sản xuất,” bà Lê Thị Hồng, Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công thương phát biểu tại Hội thảo "Quản lý ATTP đối với sản phẩm rau từ các hộ sản xuất nhỏ đến các đầu mối phân phối" do IPSARD tổ chức sáng, 29/10, tại Hà Nội.
Phân biệt nhờ nhãn mác
Nhiều chuyên gia tham gia hội thảo đều cho rằng để đảm bảo cung ứng cho thị trường sản phẩm rau an toàn và chất lượng, cần xây dựng một chuỗi cung ứng rau được kiểm soát chặt chẽ từ đầu vào, sản xuất, phân phối và tiêu thụ sản phẩm.
Hiện nay mô hình sản xuất rau theo tiêu chuẩn Vietgap đã được áp dụng ở một số địa phương trên cả nước. Tuy nhiên khả năng duy trì phát triển trồng RAT theo tiêu chuẩn này chưa cao bởi chi phí cấp chứng nhận khá cao (khoảng chục triệu/ha/năm). Điều này nằm ngoài khả năng của các hộ nông dân nhỏ trong khi đó số hộ nông dân nhỏ chiếm tới 80-90% hộ sản xuất nông nghiệp ở nước ta.
Tổ chức VECO Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hệ thống nông nghiệp (CASRAD) đã nghiên cứu và phát triển mô hình sản xuất rau sử dụng công cụ quản lý PGS (Hệ thống bảo đảm cùng tham gia) ở Sóc Sơn (Hà Nội), Lương Sơn (Hòa Bình), Việt Trì, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc trong 5 năm (2008-2012), cho ra hai sản phẩm chính là PGS RAT và PGS hữu cơ. Kết quả cho thấy đây là mô hình hiệu quả và phù hợp với hộ nông dân nhỏ bởi nó tạo sự liên kết ngang giữa những người nông dân, hình thành các nhóm sản xuất, liên nhóm sản xuất. Có một ban điều phối giúp lên kế hoạch và tổ chức kiểm tra, xét duyêt và chứng nhận những hộ sản xuất đạt tiêu chuẩn. Số người tham gia vào hệ thống PGS tăng nhanh từ 10 hộ năm 2008 lên 520 hộ năm 2012. Thu nhập của người trồng rau trong hệ thống PGS nhập ổn định khoảng 3-4 triệu đồng/hộ/tháng. Riêng người trồng rau PGS hữu cơ có thu nhập tới 6 triệu đồng/hộ/tháng nhờ giá rau bán cao hơn rau thông thường.
Trong hệ thống PGS hữu cơ, các nhóm hộ tham gia giám sát chéo nhằm đảm bảo sự tuân thủ chặt chẽ các tiêu chí sản xuất, đảm bảo uy tín của nhóm sản xuất và đảm bảo đầu ra của sản phẩm. Nếu một hộ trong nhóm sản xuất không tuân thủ dù chỉ một khâu trong quá trình sản xuất sẽ ảnh hưởng đến uy tín của cả nhóm và đồng nghĩa là sản phẩm của cả nhóm không được bán với nhãn PGS hữu cơ.
Thị phần RAT và rau PGS hữu cơ còn khá nhỏ do nguồn cung chưa đủ cầu, tổ chức sản xuất khó. Một số nhóm sản xuất có nguy cơ bị vỡ do chính sách dồn điền đổi thửa buộc họ phải chuyển vùng sản xuất đến khu vực mới và phải tập huấn lại cho nông dân. Nhiều nông dân không xin rút ra hệ thống vì họ không tuân thủ được các yêu cầu khắt khe đưa ra. Nhận thức của người dân về rau hữu cơ chưa đầy đủ. 
"Chúng tôi không muốn phát triển rau hữu cơ theo kiểu phong trào mà phải xem xét các bên tham gia có thể đáp ứng được yêu cầu hay không. Một lớp tập huấn cho nông dân thường có 25 học viên nhưng chỉ 10 người trụ lại. Họ bảo là "không phun thước trù sâu thì làm sao có rau ăn". Ban đầu nhiều nông dân lo lắng, hoang mang và thường hỏi về việc phun thuốc gì cho sâu này, bệnh kia. Nhưng bây giờ họ đã hiểu ra và chấp nhận giảm sản lượng nhưng sẽ bán được giá cao đề bù lại chi phí sản xuất. Để phân biệt RAT, rau hữu cơ và rau thông thường thì người tiêu dùng hãy nhìn vào logo (nhãn mác sản phẩm - PV),” bà Từ Thị Tuyết Nhung, Trưởng Ban điều phối PGS Việt Nam (thành viên Hiệp hội hữu cơ Việt Nam) cho biết.

Hà Nội: Trồng rau sạch trái vụ thu 1 tỷ đồng/ha

Nhờ áp dụng những phương pháp canh tác tiên tiến, hàng nghìn hộ dân ở Hà Nội đã trồng thành công các loại rau sạch ôn đới vào mùa hè, thu nhập lên tới cả tỷ đồng/ha/năm.

http://rausachhanoi.tin.vn/
ảnh minh họa
Trồng su hào giữa mùa hè 

Lâu nay, người tiêu dùng vẫn nghĩ các loại rau ôn đới như su hào, bắp cải… chỉ có thể trồng được quanh năm ở những vùng khí hậu lạnh như Sa Pa, Đà Lạt, Mẫu Sơn hay Tam Đảo. Tuy nhiên, vài năm gần đây, các cán bộ ngành bảo vệ thực vật (BVTV) đã giúp nông dân một số vùng ngoại thành Hà Nội áp dụng thành công các biện pháp kỹ thuật để trồng rau ôn đới quanh năm (còn gọi là rau trái vụ), góp phần giúp bà con tăng thu nhập, với mức trung bình 1 tỷ đồng/ha mỗi năm.
Bà Nguyễn Thị Vinh ở xã Tiên Dương (huyện Đông Anh) vừa thu xong lứa su hào trái vụ phấn khởi cho biết: “Gia đình tôi có 4 sào chuyên canh cây su hào, trung bình mỗi năm trồng 4 lứa, 2 lứa vụ đông và 2 lứa vụ hè, thu nhập bình quân đạt 10 triệu đồng/sào/vụ”. Theo bà Vinh, hiện giá su hào dao động từ 4.500 - 5.500 đồng/củ, mỗi sào thu được khoảng 3.000 củ. Nếu giá cả thị trường ổn định thì với 4 sào su hào, bà Vinh thu nhập khoảng 160 triệu đồng/năm.

Theo bà Nguyễn Thị Hằng – Phó Trạm trưởng Trạm BVTV huyện Đông Anh (Chi cục BVTV Hà Nội), để phát triển vùng rau hiệu quả, huyện đã “cắm” tất cả các kỹ sư xuống tận xã, mỗi kỹ sư phụ trách 20ha trên tổng số hơn 400ha rau của huyện. Theo đó, trong quá trình sản xuất, các kỹ sư sẽ chỉ đạo bà con sản xuất rau an toàn từ đầu vào cho tới đầu ra để đảm bảo chất lượng. Bà Hằng cho biết: Chỉ cần dùng một kỹ thuật đơn giản là sử dụng nylon che cho rau, bà con có thể giúp cây hạn chế ánh sáng vào mùa hè, hạn chế mưa, giảm lượng nước tưới, giảm sâu bệnh... Nhờ biện pháp này nông dân Đông Anh đã thành công với các sản phẩm rau trái vụ.

Cần hỗ trợ đầu ra ổn định 
Trao đổi với phóng viên NTNN, ông Nguyễn Duy Hồng – Chi Cục trưởng Chi cục BVTV TP.Hà Nội cho biết: “Vào mùa hè, nhiều nơi không thể trồng được su hào nên giá rau thường rất cao, đặc biệt những năm mưa úng nhiều, các vùng rau khác bị thiệt hại lớn thì ở vùng rau Đông Anh, người dân vẫn được thu hoạch với sản lượng khá nhờ ứng dụng các phương pháp kỹ thuật. Việc xây dựng thành công vùng chuyên canh sản xuất rau an toàn, trong đó có trồng rau trái vụ, ngoài giá trị về mặt kinh tế còn đảm bảo an toàn cho người sử dụng bởi bà con tuân thủ quy trình kỹ thuật khá nghiêm ngặt, đặc biệt là giảm lượng thuốc BVTV”.
"Hiện sản lượng rau của Hà Nội mới đáp ứng được 50% nhu cầu tiêu dùng của thành phố. Vì vậy, việc phát triển rau trái vụ không chỉ nâng cao thu nhập cho người dân mà còn góp phần tăng nguồn cung rau cho Hà Nội”.
Ông Nguyễn Duy Hồng – Chi Cục trưởng Chi cục BVTV TP. Hà Nội.
Ông Đỗ Duy Chuyên - Chủ nhiệm HTX Rau an toàn Tiên Dương cho biết, hiện xã có gần 200ha sản xuất rau đảm bảo đúng quy trình an toàn của ngành BVTV, nhưng do chưa có thương hiệu nên phần lớn lượng rau vẫn phải tiêu thụ qua thương lái.

Họ thường thu mua mang về chợ Thổ Tang (Vĩnh Phúc) rồi từ đó đem đi tiêu thụ khắp các tỉnh thành, chỉ một phần nhỏ vào được siêu thị với giá rau sạch. Do đó, rau sạch của Tiên Dương đã bị “đánh đồng” với các loại rau ở vùng khác, thậm chí còn phải cạnh tranh gay gắt với cả rau của Trung Quốc. Để ổn định đầu ra và giúp người trồng rau sạch Tiên Dương nhận được thành quả xứng đáng với công sức bỏ ra, rất mong các cơ quan chức năng hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho người dân.

Làm sao nhận biết rau sạch Hà Nội ?

Mọi người thường ngâm nước muối hoặc khử ozone với rau quả, nhưng việc đó có đúng là có giúp làm sạch  rau củ quả hay không?

Rau sạch hà nội

Bà Sigrid Wertheim Heck (giữa) Ảnh: V.A
Theo bà Sigrid Wertheim Heck, giám đốc Marketing, Fresh Studio, đơn vị đồng tổ chức sự kiện "Cung ứng cho thị trường ngày mai" cho biết, khách tham quan sẽ có cơ hội gặp gỡ và trao đổi với những nhà sản xuất rau quả sạch ở khu vực miền Bắc, là đối tác của Fresh Studio. Bên cạnh đó, hội chợ cũng trưng bày những thành tựu đột phá về áp dụng công nghệ thông tin vào nông nghiệp như trồng xà lách theo phương pháp thủy canh hay khảo sát hương vị không sử dụng thị giác.
Hiện Fresh Studio đang thực hiện dự án trồng rau sạch với khoảng 115 nông dân ở các tỉnh Hải Dương, Mộc Châu, huyện Đông Anh (Hà Nội)… Công ty cũng thành lập trung tâm trung chuyển rau sạch, từ đó phân phối cho các siêu thị trên địa bàn thủ đô. Bà Heck tiết lộ, tiêu dùng rau của riêng Hà Nội bằng một nửa nhu cầu của cả Hà Lan, cho thấy lượng tiêu thụ rất lớn. Trong khi nhiều người tiêu dùng vẫn lo lắng rau có sạch hay không.
Đáng chú ý, trong buổi sáng, đại sứ Hà Lan tại Việt Nam, ông Joop Scheffers và thứ trưởng bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nguyễn Thị Xuân Thu sẽ có bài phát biểu về tác nhân thay đổi tương lai của thực phẩm ở Việt Nam. Giám đốc điều hành của chuỗi siêu thị Metro Cash & Carry cũng tham dự.
Các chuyên gia trong ngành sẽ tham gia thảo luận về phát triển chuỗi giá trị nông sản, an toàn thực phẩm, sức khỏe và vệ sinh….

95% người mua và 73% người bán không thể nhận biết rau an toàn, rau sạch hà nội

(Dân trí) - Hiện có tới 95% người mua và 73% người bán buôn rau không thể nhận biết đâu là rau an toàn nếu không có sự hỗ trợ kỹ thuật. Thậm chí họ còn nhầm lẫn rau sạch tốt hơn rau an toàn, trong khi 2 khái niệm này không khác nhau mấy.

Theo một nghiên cứu gần đây của Fresh Studio, một công ty tư vấn thực phẩm của Hà Lan thực hiện từ năm 2012, mỗi ngày người Hà Nội tiêu thụ khoảng 2.600 tấn rau và lượng tiêu thụ này bằng một nửa lượng rau tiêu thụ hàng ngày của cả nước Hà Lan.
“Điều này cho thấy người Việt Nam, nhất là người Hà Nội rất thích rau và các món rau không thể thiếu trong các bữa ăn hàng ngày,” bà Sigrid Wertheim-Heck, đại diện của Fresh Studio nói.
Rau sạch hà nội
Rau là món ăn không thể thiếu trong các bữa ăn của người Hà Nội

Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy có tới 94% người tiêu dùng ở thủ đô lo ngại về vấn đề ATTP. Điều người tiêu dùng quan tâm nhất là các loại hóa chất sử dụng trong nông nghiệp.
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

4% rau có nhãn an toàn

Một cuộc khảo sát tiến hành năm 2012 tại 10 quận nội thành của Hà Nội cho thấy trong khi mọi người rất thích ăn rau và rất quan tâm đến VSATTP thì chỉ có 4% rau bán trên thị trường có dán nhãn nhận biết an toàn. Đa số các loại rau an toàn này được bày bán ở các siêu thị, số còn lại được bán ở các cửa hàng rau an toàn và các ki-ốt ở một số chợ.

Nguyên nhân của tình trạng trên là đa phần rau trên thị trường đều không có nhãn hiệu nhận biết. Người tiêu dùng thường có thói quen mua sản phẩm ở nơi gần nhất và mua trên đường đi làm về, mua theo kiểu “tiện thể” thay vì đi vào siêu thị hay đến các cửa hàng rau an toàn để mua rau.

“Sự tiện lợi ở Việt Nam quả thực là niềm mơ ước đối với những người Hà Lan chúng tôi vì các bạn có thể mua rất nhiều thực phẩm sẵn có ngay gần nhà,” bà Sigrid cho biết.
Rau sạch hà nội
Đa số người tiêu dùng có thói quen mua rau ở chợ và mua theo kiểu "tiện thể"

Hiện nay người tiêu dùng chủ yếu nhận biết đâu là rau an toàn thông qua biển hiệu của các cửa hàng. Tuy nhiên nhiều điều ghi trên biển hiệu khiến người tiêu dùng nhầm lẫn: rau sạch, rau an toàn, rau hữu cơ… và người tiêu dùng không thể kiểm chứng có thực sự an toàn không. Nhiều người tiêu dùng còn tin vào rau sạch hơn là rau an toàn trong khi đó hai khái niệm này không khác nhau mấy. Điều này càng làm cho họ khó nhận biết đâu là rau an toàn. Có tới 95% người mua và 73% người bán buôn rau không thể nhận biết đâu là rau an toàn nếu không có sự hỗ trợ kỹ thuật.

Nói một đằng… làm một nẻo

Người tiêu dùng đang mâu thuẫn giữa chính lời nói và hành động của họ. Nghiên cứu này cho thấy 70% người tiêu dùng tin tưởng vào chứng nhận an toàn thực phẩm nhưng có tới 96% người tiêu dùng đang mua rau ở chợ và không tin vào nhãn rau an toàn. Có 20% người tiêu dùng tin vào khả năng nhận biết rau an toàn của mình dựa vào vẻ bề ngoài của rau, nhưng đa số họ lại tin vào lời khuyên của những người bán rau quen thuộc. Trong khi đó, 10% người tiêu dùng tin vào lời khuyên của người quen hoặc người bán rau quen thuộc thì họ lại kiểm tra vẻ bề ngoài của rau để xem có phải là rau an toàn không.

“Việc người tiêu dùng tin vào lời nói của người bán hàng và không tin vào nhãn mác của các sản phẩm rau an toàn gây khó khăn cho việc phát triển rau an toàn,” bà nói.
Rau sạch hà nội
Người thu nhập thấp không có tiếp cận với rau an toàn

Có một thực trạng là những người thu nhập thấp thường không mua rau ở những nơi bán rau an toàn. Có tới 40% dân số ở Hà Nội không có tiếp cận với rau an toàn.

“Quyền có được rau an toàn là một trong những quyền con người. Không có lý do gì người có thu nhập thấp lại không được tiếp cận với rau an toàn,” bà cho biết.

Nghiên cứu cho thấy chi tiêu cho rau của những người thu nhập thấp không thấp hơn chi tiêu của người thu nhập cao. Những người thu nhập thấp ở Hà Nội chi dùng tổng cộng khoảng 4 triệu USD (khoảng 84,46 tỷ đồng)/ngày cho thực phẩm, trong đó có khoảng 600.000 USD (khoảng 12,7 tỷ đồng) chi dùng cho rau.

 “Người ta thường nói đến rau không an toàn là do dư chất BVTV nhưng trên thực tế việc bày bán rau cạnh thịt, đựng thịt và rau chung một túi hoặc cách sơ chế rau không đảm bảo cũng ảnh hưởng đến an toàn rau,” bà khẳng định.

Theo bà, một trong những cách đảm bảo VSATTP với rau là phải rửa rau thật kỹ. Tuy nhiên những người mua rau an toàn về thường có xu hướng rửa rau không kỹ so với rau thông thường và đây quả là sai lầm.

Để đảm bảo VSATTP với rau đòi hỏi cam kết của tất cả các thành viên tham gia vào chuỗi cung ứng từ người sản xuất, sơ chế, đóng gói, bán và tiêu dùng rau, chứ không chỉ đơn thuần là trách nhiệm của nông dân.

Việc người tiêu dùng ủng hộ sử dụng các loại rau có nhãn mác sẽ kích thích việc phát triển và mở rộng diện tích rau an toàn và giúp hạ giá thành sản phẩm.